Nói về việc đàn ông thành công, mạnh mẽ, bao bọc người khác là một chuyện quá bình thường. Hiện nay trong truyện ngôn tình dần xuất hiện những nhân vật nữ chẳng thua kém gì các nam nhân.

Vậy chúng ta nhận ra điều gì từ xu hướng mới có phần thiên vị nữ giới này?

Mời các bạn nghe chút chia sẻ nhỏ của Chợ nha!

Nhìn nhận lại vai trò giới là bước đầu của bình đẳng

Thường thì trong các truyện ngôn tình chúng ta sẽ thấy đàn ông là người chủ động, là người dẫn dắt, là người bảo vệ cho phụ nữ.

Nhưng với xu hướng đưa phụ nữ lên ngôi thì những vai trò về giới vốn bị áp đặt cho đàn ông cũng được giảm xuống đáng kể và đẩy về phía phụ nữ. Tức là phụ nữ cũng sẽ chủ động, dẫn dắt người đàn ông và đôi lúc cũng bảo vệ người đàn ông.

Ở trường hợp người phụ nữ nhận được biệt đãi chúng ta thường dễ dàng chấp nhận chúng, nhưng với trường hợp đó là đàn ông thì sao? Liệu người đàn ông có lép vế, có trở nên yếu đuối hay không? Xin thưa là không.

Thực tế việc một phái thể hiện bản thân nhiều hơn và phái còn lại sẽ nhận biệt đãi nhiều hơn, chỉ là thể hiện sự công bằng. Việc nhìn nhận vai trò giới ở vị thế công bằng, tức nam hay nữ đều có thể làm được những việc như nhau khiến cho vai trò giới không chỉ không bị đảo lộn mà còn được nhìn nhận đúng đắn hơn.

Những thể loại cho thấy sự thay đổi này chính là “nữ tổng tài”, “phú bà”, “nữ cường”, “nữ tôn”…

Bình đằng chính là: ngoài những đặc điểm sinh học thì tất cả những vai trò giới được áp đặt cho đàn ông và phụ nữ đều là những thứ vô nghĩa. Thứ người đàn ông làm được, người phụ nữ cũng làm được và ngược lại. Ví dụ, đàn ông làm kinh tế, phụ nữ cũng làm kinh tế, phụ nữ chăm sóc gia đình, đàn ông cũng chăm sóc gia đình…

Theo Chợ đây là bước đầu tiên mà các tác giả đã sử dụng để đặt để lại vị trí của nam và nữ trong xu thế mới.

Hình thức truyền động lực cho nữ giới và đấu tranh nữ quyền

Vốn dĩ ở văn hóa phương đông người phụ nữ vẫn còn bị đặt vào vị trí sau lưng của người đàn ông, thì việc đặt để phụ nữ ngang hàng hoặc đứng trước người đàn ông có thể chính là một hình thức đấu tranh nữ quyền.

Nói về đấu tranh nữ quyền có vẻ hơi lớn lao, vậy chúng ta có thể nhìn nhận nó chính là một hình thức truyền động lực cho nữ giới.

“Phụ nữ hãy thành công đi, hãy đứng trên đôi chân của mình, hiện đại, năng động và tự chủ đi.”

Thực tế thì việc này không dễ dàng để tiếp thu ở nền văn hóa phương đông. Con người luôn hướng mình về hạnh phúc, quan điểm hạnh phúc của người phụ nữ ở phương đông thường giản đơn, nhỏ nhặt, lùi về sau làm hậu phương cũng đã tốt lắm rồi. Do đó, dù nữ quyền là thứ gì đó tồn tại rất lâu đời nhưng thực thế thì kể cả những công dân hiện đại như chúng ta cũng chưa chắc đã tiếp nhận nó hoàn toàn được.

Do đó, mỗi câu chuyện có yếu tố đẩy người phụ nữ về trước thực ra chính là một sự cỗ vũ, tự bản thân phụ nữ nhận thức về mình, chọn cách thể hiện mình trong xã hội thì mới có thể có nhiều thêm những minh chứng cho điều đó, giúp thay đổi dần một nền văn hóa đông phương, nền văn hóa có phần hạn chế sức mạnh của nữ giới.

Mấy điều trên là những thứ Chợ nhận thấy, Chợ cũng rất thích dạng motip này, đọc nhiều sẽ hình thành suy nghĩ độc lập, giảm sự phụ thuộc, mưu cầu thành công và sự chủ động với hoàn cảnh nè!

Sẵn tiện Chợ mời các bạn lọt hố phú bà này luôn nè: Tiểu Phú Bà.

-TLC-